Nội dung đào tạo

Chăm sóc gia đình

Tên nghề: Điều dưỡng
Mã nghề: 5720301
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 2 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30 , số tín chỉ 57
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo người điều dưỡng viên là nhân lực trực tiếp cho các công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người, có năng lực hành nghề đáp ứng được Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng viên Việt Nam tương ứng với trình độ trung cấp; có đạo đức hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có kiến thức và kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng tham gia tổ chức và quản lý các hoạt động Điều dưỡng, nghiên cứu điều dưỡng; có khả năng sáng tạo, tự hoàn thiện bản thân và học tập suốt đời để thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
– Trình bày và áp dụng được các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở và chuyên ngành để nhận biết về cấu trúc và chức năng của cơ thể con người ở trạng thái bình thường và bệnh lý.
– Hiểu và vận dụng được các kiến thức về dược lý, dinh dưỡng, bệnh học, tâm lý con người, giao tiếp trong thực hành chăm sóc để nhận định tình trạng người bệnh toàn diện.
– Trình bày được các nguyên tắc cơ bản về quy trình chăm sóc, chẩn đoán điều dưỡng, quản lý điều dưỡng và thực hành dựa vào bằng chứng trong nghiên cứu điều dưỡng.
– Trình bày được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng động.
1.2.2. Kỹ năng:
– Nhận định được tình trạng người bệnh toàn diện, đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp với nhu cầu chăm sóc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng.
– Áp dụng được quy trình điều dưỡng vào chăm sóc từ việc nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, các vấn đề ưu tiên để lập kế hoạch và đưa ra các can thiệp điều dưỡng dựa vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh.
– Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, phối hợp và phụ giúp với bác sỹ thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp theo đúng quy trình đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh. Quản lý sử dụng thuốc cho NB đảm bảo an toàn, đúng quy định của Bộ Y tế về sử dụng và quản lý thuốc.
– Phát hiện sớm và nhận định đúng để thực hiện các sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời các tình huống cấp cứu khẩn cấp xảy ra tại cơ sở y tế và cộng đồng.
– Sử dụng được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, các kênh và phương tiện truyền thông phù hợp để cung cấp thông tin, xác định nhu cầu và giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình và cộng đồng.
– Có khả năng quản lý công việc, điều phối các hoạt động và phối hợp tốt với các thành viên khác làm việc theo đội. Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ bệnh án, các trang thiết bị y tế và các nguồn lực khác để đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc.
– Có khả năng nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Điều dưỡng, áp dụng các kết quả nghiên cứu trong thực hành chăm sóc để nâng cao chất lượng chăm sóc.
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản để giao tiếp trong các tình huống cơ bản của cuộc sống. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong thực hành nghề nghiệp.
1.2.3. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết công việc và đưa ra quyết định trong các tình huống thực tế tại lâm sàng. Có khả năng hướng dẫn, giám sát và đánh giá hoàn thành công việc của các thành viên trong nhóm.
– Thực hiện hành nghề theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, các quy chế chuyên môn để thiết lập môi trường làm việc an toàn, nâng cao chất lượng chăm sóc và quản lý nguy cơ trong môi trường chăm sóc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng thực hiện công tác chăm sóc người bệnh một cách độc lập, phối hợp với các nhân viên y tế khác góp phần chăm sóc sức khoẻ con người. Người tốt nghiệp có thể làm việc tại cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế trường học, công ty, xí nghiệp và có khả năng học liên thông lên trình độ Cao đẳng và Đại học.
2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN TOÀN KHÓA HỌC
– Số lượng môn học, môn học: 30
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 57 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
– Khối lượng các môn học, môn-đun học chuyên môn: 1489 giờ
Toàn khóa là 1744 giờ trong đó: Khối lượng lý thuyết: 494 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1178 giờ; Kiểm tra: 72 giờ.

3. Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun
TT Mã MH/MĐ Tên môn học Tổng

tín chỉ

Thời gian học tập
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thự hành/ Thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/thảo luận Kiểm tra
I   Các môn học chung 10 255 94 148 13
1 MH01 Chính trị 1 30 15 13 2
2 MH02 Pháp luật 1 15 9 5 1
3 MH03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2
4 MH04 Giáo dục QP – An ninh 2 45 21 21 3
5 MH05 Tin học 2 45 15 29 1
6 MH06 Tiếng Anh cơ bản 3 90 30 56 4
II   Môn học, môn học cơ sở 18 435 187 224 24
7 MH07 Giải phẫu sinh lý 2 58 25 31 2
8 MH08 Vi sinh – Ký sinh trùng 1 30 29 0 1
9 MH09 Dược lý 1 15 14 0 1
10 MH10 Sức khoẻ – Môi trường – Vệ sinh – Nâng cao sức khoẻ và hành vi con người 2 15 14 30 1
11 MH11 Dinh dưỡng – Tiết chế 1 17 16 0 1
12 MH12 Nghề nghiệp và đạo đức người điều dưỡng 1 30 29 0 1
13 MH13 Điều dưỡng cơ sở I 3 75 15 55 5
14 MH14 Điều dưỡng cơ sở II 3 75 15 55 5
15 MH15 Tâm lý – Giáo dục sức khoẻ 2 45 15 28 2
16 MH16 Y học cổ truyền 2 45 15 25 5
III   Môn học, môn học chuyên môn 13 334 213 106 15
III.1   Môn học bắt buộc 9 244 183 52 9
17 MH17 Kiểm soát nhiễm khuẩn 2 45 15 28 2
18 MH18 Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực. 1 30 9 20 1
19 MH19 Chăm sóc người bệnh nội khoa –truyền nhiễm 2 45 43 0 2
20 MH20 Chăm sóc Lão khoa 1 30 29 0 1
21 MH21 Chăm sóc người bệnh ngoại khoa 1 34 29 4 1
22 MH22 Chăm sóc sức khoẻ trẻ em 1 30 29 0 1
23 MH23 Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình. 1 30 29 0 1
III.2   Môn học tự chọn 4 90 30 54 6
24.1 MH24.1 Chăm sóc người bệnh toàn diện 2 45 15 27 3
24.2 MH24.2 Xử trí lồng ghép trẻ bệnh 2 45 15 27 3
IV   Các môn học thực tập chuyên môn 16 720 0 700 20
25 MH25 Thực tập chăm sóc sức khoẻ người bệnh nội khoa- truyền nhiễm 3 135 0 132 3
26 MH26 Thực tập chăm sóc Lão khoa 3 135 0 132 3
27 MH27 Thực tập chăm sóc sức khoẻ người bệnh ngoại khoa 2 90 0 88 2
28 MH28 Thực tập chăm sóc sức khỏe trẻ em 2 90 0 88 2
29 MH29 Thực tập chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em và gia đình 2 90 0 88 2
30 MH30 Thực tập tốt nghiệp 4 180 0 172 8
Tổng 57 1744 494 1178 72

4.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Hướng dẫn thực hiện các môn học chung:

        Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.2. Hướng dẫn xác định các nội dung và thời gian hoạt động ngoại khóa:

Thời gian và nội dung hoạt động giáo dục ngoại khóa được bố trí như sau:

 

STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao Sau giờ học: từ 17h đến 19h hàng ngày
2 Văn hóa, văn nghệ: Tham gia câu lạc bộ văn nghệ của Nhà trường Ngoài giờ học: từ 18h đến 20h (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện: Sinh viên có thể  đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu. Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Tổ chức các buổi giao lưu trong tháng thanh niên, tháng thi đua học tập
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi năm 1 lần

 

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học:

– Việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTB&XH, ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét cộng nhận tốt nghiệp

4.4.1.  Xét điều kiện dự thi tốt nghiệp:

– Việc tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTB&XH, ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.4.2. Các môn thi tốt nghiệp

STT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết

Trắc nghiệm

Không quá 120 phút

Không quá 60 phút

2 Kiến thức, kỹ năng
2.1. Lý thuyết – Viết

– Trắc nghiệm

– Vấn đáp

Không quá 180 phút

Không quá 90 phút

Không quá 60 phút

2.2. Thực hành – Kế hoạch chăm sóc + Hỏi thi

– Kế hoạch chăm sóc + QTKT

Không quá 24 h

Không quá 24 h

4.4.3. Xét công nhận tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp và cấp bằng

– Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả người học tích lũy đủ số mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho chương trình để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu tốt nghiệp: Điều dưỡng

– Việc tổ chức thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp thực hiện theo Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.